TIN TỨC
Lộ trình cho lò gạch nung thủ công?
7/10/2017 - Xem: 3861
 

Việc loại bỏ lò gạch thủ công trước 2018 là điều không đơn giản. bởi để chuyển sang sản xuất theo công nghệ lò tuynel hoặc lò công nghệ tiên tiến khác, đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường đòi hỏi vốn đầu tư lớn trong khi các chủ lò gạch nhỏ tiềm lực còn khiêm tốn.

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo phải loại bỏ lò gạch thủ công trước 2018. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc cấm hoàn toàn hoạt động các lò gạch thủ công là điều không đơn giản. Bởi để chuyển sang sản xuất theo công nghệ lò tuynel hoặc lò công nghệ tiên tiến khác, đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường đòi hỏi vốn đầu tư lớn trong khi các chủ lò gạch nhỏ tiềm lực còn khiêm tốn.

Lộ trình cho lò gạch nung thủ công?

Việc chấm dứt các lò gạch thủ công cần phải có lộ trình.

Ô nhiễm và tai nạn “rình rập”

Với gần 100 lò gạch hoạt động trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa từ trước đến nay, đã dẫn đến tình trạng khá nhiều diện tích đất nông nghiệp của Khánh Hòa bị mất do hệ quả của việc khai thác đất làm nguyên liệu sản xuất gạch. Hay tại Đồng Nai, những địa phương đông dân cư như huyện Trảng Bom, Long Thành, Vĩnh Cửu, thành phố Biên Hòa chính là thủ phủ sản xuất gạch đất sét nung chỉ cách nhau 10 m nhưng có đến 24 lò gạch đang hoạt động…

Còn đối với khu vực miền Bắc, Hòa Bình hiện có hơn 20 lò gạch thủ công và tỉnh Bắc Kạn hiện có gần 80 lò gạch thủ công đang hoạt động. Theo quan sát của PV vào lúc cao điểm, khu vực này tấp nập như một công trường. Trong khi đó, theo nhiều chuyên gia môi trường, các lò gạch thủ công nung sản phẩm phải mất từ 20 - 30 ngày mới cho ra một mẻ. Trong khi đó, lò thủ công không có ống khói hay hệ thống xử lý khói. Vì vậy, các loại khí độc thải tự do ra không khí. Toàn bộ lò gạch xây dựng theo công nghệ cũ, chủ yếu được làm bằng đất, nhiều lò đã cũ, xập xệ, nguy cơ tai nạn cho người lao động.

Thừa nhận rằng, việc ô nhiễm môi trường mà các lò gạch nung thủ công mang lại là rất lớn trên thực tế, những lò gạch này đem lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều gia đình, góp phần giải quyết việc làm hàng trăm lao động tại địa phương. Vì vậy việc xóa bỏ hoàn toàn gặp nhiều khó khăn.

Cần có lộ trình

Chia sẻ với DĐDN, chủ DN sản xuất lò gạch thủ công tại một số tỉnh Bắc Kạn, Hòa Bình, Phú Thọ… cho biết, thông tin di dời hoặc đổi mới công nghệ làm gạch để đảm bảo môi trường DN đã nắm được, nhưng các cấp chính quyền chưa làm việc cụ thể với DN. Để đóng cửa lò gạch đất sét nung, DN cần rất nhiều thời gian để chuẩn bị, nhà nước cũng phải đề ra cơ chế hỗ trợ thích hợp giúp DN tái sản xuất. Hơn nữa, vấn đề đặt ra là giữa các cấp các ngành còn thiếu chủ động, chưa phối hợp chặt chẽ và đồng bộ, vì vậy chưa thực sự thuyết phục - vị này chia sẻ.

Được biết, trung bình chi phí xây mỗi vỏ lò thường mất từ 300 - 500 triệu đồng, tuỳ thuộc quy mô lò to hay nhỏ. Riêng tiền tu sửa vỏ lò hàng năm cũng mất tới 50 - 70 triệu đồng, thậm chí cả 100 triệu đồng. Do mức chi phí đầu tư lớn như vậy nên bất chấp lệnh của tỉnh, hàng năm, vào thời điểm cấm, các chủ lò vẫn tự ý đốt 1 hoặc 2 khói. Nếu bị phát hiện vi phạm, theo mức xử phạt hành chính, các chủ lò sẽ bị phạt nặng nhất là từ 20 - 30 triệu đồng/lần đốt. Con số này không thấm vào đâu so với lợi nhuận họ thu được từ hàng chục vạn gạch ra lò.

Còn theo đại diện chính quyền nhiều địa phương, do lợi nhuận của việc đốt gạch rất cao nên nhiều chủ lò chấp nhận nộp phạt để được đốt còn hơn để lò thành phế phẩm. Nếu không đốt, vỏ lò hỏng, chi phí xây lại hoặc sửa lò sẽ ngốn tới cả 100 triệu đồng.

Lò thủ công không có ống khói hay hệ thống xử lý khói, vì vậy, các loại khí độc thải tự do ra không khí.

Xóa bỏ các lò gạch thủ công là chủ trương đúng nhưng bài toán hậu dỡ bỏ phải được các địa phương tính đến, đó là kế hoạch ổn định kinh tế, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân các vùng quê thuần nông vốn chủ yếu sống nhờ lò gạch. Đây vẫn đang là điều nan giải đối với nhiều địa phương. Không thể phủ nhận vai trò của các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng thủ công với thị phần chiếm trên 70% thị trường, song những đòi hỏi về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết, do đó Nhà nước cần tiếp tục có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích các cơ sở sản xuất hợp tác, đầu tư công nghệ, chuyển đổi sang phương thức lò đứng, lò nung tuynel, khai thác hợp lý và có kế hoạch nguồn nguyên liệu, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe nhân dân. Còn theo quan điểm của nhiều chuyên gia môi trường, bài toán chấm dứt hoạt động của các lò gạch thủ công còn rất nhiều gian nan. Nhà nước buộc các cơ sở sản xuất này phải đầu tư dây chuyền mới để sản xuất gạch tuynel trong khi người dân quen sản xuất nhỏ nên không đủ năng lực chuyển đổi. Nếu xóa bỏ các lò gạch thủ công thì rất nhiều lao động sẽ mất việc làm và không có gì để đảm bảo họ sẽ không “sản xuất chui” bằng mọi cách. Nhà nước nên có những tiêu chuẩn nhất định để quản lý về chất lượng cũng như bảo vệ môi trường cho việc sản xuất gạch ngói thay vì quy định buộc phải sản xuất theo công nghệ tuy-nen như hiện nay.

Mai Thanh

Tin tức khác:
4 loại keo chống thấm dột hiệu quả hiện nay (8/7/2020)
4 loại gạch chống nóng phổ biến hiện nay (4/7/2020)
Có nên sử dụng tấm bê tông nhẹ để xây nhà không ? (3/7/2020)
Hướng dẫn thi công tấm xi măng cemboard (3/7/2020)
Mở đại lý sơn kinh doanh tại TP Vinh Nghệ An (28/9/2019)
Đại lý gạch ốp lát tại TP Vinh Nghệ An (28/9/2019)
Lò gạch thủ công sắp bị khai tử (9/10/2017)
Nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng cho ngành gạch ngói (9/10/2017)
Phát hiện hàng trăm viên gạch nghìn năm tuổi (9/10/2017)
Quy trình sản xuất gạch block xây tường (tự động) (9/10/2017)
Lộ trình cho lò gạch nung thủ công? (7/10/2017)
Các công nghệ sản xuất gạch tuynel (19/12/2015)
Quy trình sản xuất gạch tuynel (19/12/2015)
Tìm hiểu về đất sét (19/12/2015)
Vật liệu xây dựng Miền Trung
ĐC: Đường Trần Đình San, Hưng Nguyên. Nghệ An (gần cầu vượt đường tránh)
Điện thoại: 0914.787.802
Email: cokhithaihuynh@gmail.com
Website: http://vatlieumientrung.com
Hôm nay: 625 | Tất cả: 2,027,201

0914.787.802